Được biết, anh xuất thân từ một nông dân, chân lắm, tay bùn, quanh năm sống với nghề trồng lúa trên quê hương Châu Hưng A từ trước những năm 1975. Sau đó, anh tham gia công tác tại Trạm Máy kéo huyện Vĩnh Lợi. Đến khoảng giữa năm 1980 anh được đưa đi học kỷ thuật cơ khí tại Liên Bang Xô Viết (Tiệp Khắc) củ. Năm 1992 anh về nước, trở lại sinh sống tại quê hương và tiếp tục công tác tại Trạm máy kéo huyện Vĩnh Lợi. Đến năm 1995, anh về quê mở xưởng cơ khí, chuyên sửa chửa, sản xuất các loại công cụ thô sơ và các loại máy cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Máy cày tay, máy xới đất, máy cắt lúa xếp dãy, máy gặt đập liên hợp, máy kéo lúa và hiện nay anh đã chế tạo thành công máy phun thuốc trừ sâu, có thể sử dụng trên những cánh đồng mẫu lớn (cánh đồng triệu USD) theo kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trong năm 2015 - 2016 của UBND huyện Vĩnh Lợi.
 |
|
Trong quá trình sáng chế, giai đoạn từ năm 2003 – 2005, anh Tư Khém đã nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp thành công được trên 150 chiếc máy cắt lúa xếp dãy và đã được nông dân các tỉnh trong đồng bằng sông Cửu Long đến đặt hàng mua về sử dụng. Với sáng kiến này, vào ngày 12/5/2015, anh được Bộ Khoa học – Công nghệ mời họp mặt các nhà sáng chế không chuyên tại Hà Nội với mô hình máy cắt xép dãy.
Được sự quan tâm và khuyến khích của các ngành chức năng và chính quyền địa phương, anh không quản ngại khó khăn, thiếu thôn, vào đầu năm 2016, với tinh thần sáng tạo không mệt mõi, anh đã nghiên cứu chế ra máy phun thuốc bảo vệ thực vật. Từ mô hình đầu tiên với kích cở và công suất máy chưa phù hợp, anh đưa máy ra thử nghiệm trên đồng thường bị lún và máy hoạt động chưa đạt yêu cầu. Sau khi đưa đi thử nghiệm ở những vùng đất trong huyện Vĩnh Lợi và kể cả những vùng đất mới được cải tạo đưa vào trồng lúa của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, anh đã rút kinh nghiệm, cải tiến các phụ tùng và kết cấu của máy, hiện nay mô hình máy phun thuốc 18.0 chỉ đạt trọng lượng khoảng 500ký (chưa tính đến bình chứa nước dùng để pha thuôc nặng khoảng 200ký), với công suất hoạt động sau 1 giờ sẽ hoàn thành việc phun thuốc trừ sâu trên diện tích 10.000 m2. Giá thành xuất máy ban đầu từ 47 triệu, đến nay qua đưa vào sử dụng thử nghiệm, anh đã cải tiến những bộ phận thiết kế cơ bản của máy cho phù hợp với đồng đất của từng vùng và nhu cầu của nông dân nên hiện nay giá thành của máy phun thuốc chỉ khoảng 35 triệu/chiếc. Với thành quả lao động sáng chế ra mô hình máy phun thuốc trừ sâu trên ruộng lúa, vào ngày 20/6/2016, anh đã được Hội Liên hiệp các Hội khoa học và kỷ thuật tỉnh Bạc Liêu xét tôn vinh, cấp bằng sáng chế và trao tặng đạt giải 3.
Trao đổi với chúng tôi, anh cho biết, nếu các hộ nông dân nào có sẳn máy nổ, chỉ cần đầu tư cho khung dàn máy phun thuốc thì chi phí đầu tư ban đầu chỉ tốn khoảng 25 triệu là sẽ trang bị được một máy phun thuốc trừ sâu, đáp ứng nhu cầu cho việc canh tác trên những cánh đồng mẫu lớn, giảm công sức lao động thủ công từ việc phun thuốc trừ sâu, có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe.
Được biết hiện nay, anh Tư Khén đang có ý tưởng nghiên cứu chế tạo máy cấy lúa để phục vụ cho nông dân ở các vùng đang phát triển mô hình lúa cấy, nhằm giải phóng sức lao động, tăng năng xuất hoạt động của lao động nông nghiệp, giúp nông dân từng bước tiếp cận được những công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập tiến tới làm giàu chính đáng trên quê hương Bạc Liêu.
Ngô Minh