Hội Nông dân huyện Vĩnh Lợi Phát triển các mô hình sản xuất an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng thương hiệu nông sản cho nông dân - hnd
null
Hội Nông dân huyện Vĩnh Lợi Phát triển các mô hình sản xuất an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng thương hiệu nông sản cho nông dân
Tin hoạt động
Thứ hai, 24/01/2022, 14:21
Màu chữ
Cỡ chữ
Hội Nông dân huyện Vĩnh Lợi Phát triển các mô hình sản xuất an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng thương hiệu nông sản cho nông dân
Trong những năm gần đây, để giúp nông dân thực hiện mô hình sản xuất đa cây, đa con, tạo thêm nguồn thu nhập, Hội Nông dân huyện Vĩnh Lợi đã phối hợp với các ngành chức năng, xây dựng nhiều mô hình sản xuất an toàn, thích ứng biến đổi khí hậu, và thông qua phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi hàng năm để tổ chức triển khai, thực hiện, bước đầu đem lại hiệu quả đáng khích lệ, góp phần tích cực cho hướng đi mới trong sản xuất của hội viên nông dân.
Mô hình nuôi lươn của ông Liên Thanh Pha, ấp Năm Căn, xã Hưng Thành
Để giúp nông dân có điều kiện thực hiện các mô hình sản xuất an toàn, thích ứng biến đổi khí hậu. Hội Nông dân huyện xây dựng kế hoạch vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân (QHTND), triển khai đến cơ sở Hội. Trong năm 2021, các cấp Hội trong huyện vận động và ngân sách huyện hỗ trợ QHTND được 296.000.000 đồng, trong đó ngân sách huyện hỗ trợ 200.000.000 đồng, nâng tổng số tiền QHTND huyện được 2.290.200.000 đồng. Đầu năm 2021, huyện Hội đã chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn xây dựng các dự án, mô hình đầu tư cho hội viên nông dân. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương mà Hội Nông dân các xã, thị trấn đã xây dựng 01 mô hình để đầu tư cho hội viên nông dân. Đến nay Hội Nông dân các xã, thị trấn được QHTND các cấp đầu tư 14 dự án với tổng số tiền 3.580.000.000 đồng cho 129 hộ vay với 06 mô hình như: Nuôi Bò, Dê, Heo, Lươn không bùn, trồng Táo trong nhà lưới, Màu, Lúa an toàn. Trong đó, QHTND huyện đầu tư 08 dự án với số tiền 1.920.000.000 đồng có 80 hộ vay. Trong năm, QHTND các cấp đầu tư được 04 dự án với số tiền 900.000.000 đồng cho 45 hộ vay với mô hình nuôi Heo, Lươn không bùn và trồng Táo trong nhà lưới. Đồng thời, thu hồi 05 dự án trồng Màu xã Châu Thới và Vĩnh Hưng, trồng lúa an toàn xã Long Thạnh, nuôi Lươn không bùn xã Vĩnh Hưng A và Hưng Thành với số tiền 1.270.000.000 đồng.
Các mô hình sản xuất của Hội Nông dân huyện đầu tư đều có hiệu quả và được hội viên nông dân nhân rộng như: Mô hình nuôi Bò, Lươn không bùn, trồng Táo trong nhà lưới, lúa an toàn,… Đặc biệt là mô hình trồng Táo trong nhà lưới được Hội Nông dân huyện, tỉnh quan tâm chỉ đạo đầu tư mở rộng thêm diện tích trồng Táo trong nhà lưới. Hội Nông dân huyện phối với các ngành chức năng và Hội Nông dân tỉnh, công ty cổ phần kinh doanh thương mại dịch vụ WIN Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành xây dựng thương hiệu và làm mã vạch chi xuất nguồn gốc cho hộ ông Phạm Thanh Phương, ấp Thông Lưu B, thị trấn Châu Hưng. Đến nay vườn táo đã được cấp mã vạch chi xuất nguồn gốc và được hộ lấy tên thương hiệu là Phương Nam. Đây cũng là mô hình đầu tiên của Hội Nông dân huyện được chứng nhận thương hiệu. Hướng tới, Hội Nông dân huyện sẽ phối hợp với tỉnh để đưa sản phẩm Táo sạch vào siêu thị hoặc hội chợ để quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường trong và ngoài tỉnh.
Việc xây dựng các mô hình sản xuất an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu của Hội Nông dân huyện từ nguồn QHTND các cấp chưa được nhiều. Song bước đầu có thể khẳng định đã mang lại hiệu quả khá tốt được minh chứng qua kết quả của từng mô hình được đầu tư đó là: Đối với mô hình trồng Táo, trồng màu trong nhà lưới chống được dịch bệnh, mưa bão gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, đậu trái của cây trồng,… Đặc biệt là hạn chế được sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn sản phẩm sạch cho người tiêu dung, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong tổ chức, triển khai thực hiện các mô hình sản xuất an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu cũng còn gặp một số khó khăn như sau:
- Vốn thực hiện mô hình chưa nhiều mà cụ thể là đầu tư cho nhà lưới, những mô hình cần nhiều vốn, nguồn QHTND các cấp chưa đáp ứng cho nhu cầu của hội viên nông dân mở rộng các mô hình sản xuất an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nhận thức của một số hội viên nông dân còn hạn chế về lợi ích lâu dài của việc sản xuất an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Công tác tập huấn, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình chưa được quan tâm nhiều ở các cấp Hội, nhất là cơ sở.
Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực tham gia các mô hình sản xuất an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu từ nguồn vốn QHTND các cấp.
Thứ hai: Mở rộng các mô hình làm ăn có hiệu quả để nhân rộng và điển hình từ các mô hình sản xuất an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là vận động hội viên nông dân tham gia sản xuất lúa chất lượng cao gắn với bao tiêu sản phẩm, tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác và chi hội, tổ hội nghề nghiệp.
Thứ ba: Tập trung xây dựng thêm các mô hình trồng màu trong nhà lưới, nuôi Lươn không bùn và các mô hình chăn nuôi, vận động hội viên nông dân thực hiện các mô hình phải bảo đảm vệ sinh môi trường không thải chất thải ra môi trường làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, duy trì thương hiệu Táo trong nhà lưới của hộ ông Phạm Thanh Phương ấp Thông Lưu B, thị trấn Châu Hưng.
Thứ tư: Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật và hỗ trợ các mô hình, dự án cho hội viên nông dân thực hiện các mô hình sản xuất an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo lãnh với các ngân hàng cho hội viên nông dân vay vốn sản xuất và chăn nuôi, nhất là nguồn vốn QHTND các cấp.
Với quyết tâm cao và hướng đi mới phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, Hội Nông dân huyện sẽ phấn đấu tìm ra những mô hình mới, cách làm sáng tạo, giúp hội viên nông dân tạo thêm những ngành nghề mới theo phương châm “Ly nông bất ly hương ”, thoát ly ngành nông nghiệp nhưng không rời xa quê hương nhưng vẫn có việc làm ổn định, tạo thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống./.