null Hội nông dân làm nòng cốt ứng dụng mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” nâng cao giá trị sản xuất

Tin hoạt động
Thứ ba, 15/11/2022, 09:30
Màu chữ Cỡ chữ
Hội nông dân làm nòng cốt ứng dụng mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” nâng cao giá trị sản xuất

Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện tăng cường khuyến khích nông dân ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản xuất, đã góp phần nâng cao chất lượng, giá trị cho nông sản của  nông dân và đẩy nhanh tái cơ cấu trong phát triển nông nghiệp đúng hướng; tạo động lực  cho kinh tế - xã hội của huyện Hồng Dân ngày càng phát triển và thực hiện  thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện Hồng Dân là vùng trọng điểm sản xuất lúa và xuất khẩu gạo của tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2020 - 2025.

Tiêu biểu là Tập đoàn Lộc Trời đã đẩy mạnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Hồng Dân trong việc thực hiện mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” với phương châm “3 cùng” với nông dân huyện nhà trong quá trình sản xuất. Theo lãnh đạo tập đoàn chia sẻ: Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được nông dân ở huyện Hồng Dân nói riêng và nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng. Trong đó, việc sử dụng thiết bị bay không người lái phục vụ sản xuất là bước tiến quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trên đồng ruộng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất.   
Trao đổi với  chúng tôi về mục tiêu của Mô hình “Mặt ruộng không dấu chân”, ông Nguyễn Đức Hiền - Phó Giám đốc Kinh doanh, Công ty Dịch vụ nông nghiệp Tập đoàn Lộc Trời, chia sẻ:  Mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” là tập trung đồng bộ cơ giới hóa từ đầu vụ tới cuối vụ. Từ khâu sạ lúa, bón phân, phun thuốc và tất cả các khâu từ làm đất tới thu hoạch được đều được cơ giới hóa hoàn toàn. Đây cũng là cơ sở để việc liên kết sản xuất với bà con nông dân ngày càng tốt hơn, bởi vì khi ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng đã giúp tiết kiệm giống, giảm lượng phân bón, thuốc hóa học, giảm phung phí vật tư so với truyền thống từ 20 – 30%. Với lợi  ích đó, đến nay đã có hàng chục ngàn ha ở cả 2 vùng sản xuất của huyện, đã được Hội Nông dân huyện Hồng Dân chủ trì phối hợp tuyên truyền trong các Hợp tác xã và Liên hiệp Hợp tác xã để tổ chức cho hàng ngàn lượt bà con hội viên nông dân liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lương thực Vĩnh Lộc, thuộc Tập đoàn Lộc Trời. 
Nhờ ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nên những năm gần đây huyện có diện tích đất được sản xuất theo mô hình  “Liên kết bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch” đạt từ 70 - 85% diện tích. Từ đó, đã góp phần nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích và  tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cho người nông dân trên địa bàn huyện.  Điển hình trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nhất là công nghệ máy móc hiện đại vào sản xuất thời gian qua phải kể đến là ở Hợp tác xã Quyết Thắng, xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân). Bước vào sản xuất vụ lúa mùa trên đất nuôi tôm năm nay, hơn 300 ha của nông dân tham gia Hợp tác xã đều được bà con đưa giống lúa ST24, ST25 vào canh tác và được HTX ký hợp đồng bao tiêu.  Đồng thời, HTX cũng ký hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ cao Đại Phát, tỉnh Hậu Giang liên kết ứng dụng Quy trình “Sản xuất lúa hữu cơ” trong canh tác giống lúa ST24, ST25 với diện tích là 100 ha, ở xã Lộc Ninh. Và Công ty Đại Phát cũng cam kết bao tiêu sau thu hoạch với giá lúa thương phẩm cao hơn thị trường từ 100 - 200 đồng/kg.  Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ cao Đại Phát cũng đã ứng dụng dùng máy bay không người lái vào sạ lúa giống, phun thuốc, bón phân với hơn 20 ha trong 100 ha đã ký kết bao tiêu với nông dân của Hợp tác xã Quyết Thắng. Kết quả qua trình diễn thử nghiệm cho thấy tỷ lệ lúa nẩy mầm cao, mạ lên xanh tốt và đều cây hơn so với xạ tay, hứa hẹn nông dân sẽ có vụ lúa Mùa trên đất nuôi tôm năm 2022 - 2023 đạt kết quả tốt hơn so với mọi năm. 
Theo ông Lê Văn Tổng - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Quyết Thắng, xã Lộc Ninh thì “Việc  ứng dụng máy bay sạ lúa vào sản xuất trong vụ mùa này đã giúp tiết kiệm giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí, sức lao động, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, bảo vệ sức khỏe của người lao động và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là nỗ lực quyết tâm của hợp tác xã trong liên kết sản xuất theo quy trình “Sản xuất lúa hữu cơ”, nhằm góp phần thực hiện tốt chủ trương của huyện về nhân rộng mô hình “ Lúa thơm - tôm sạch”. Tuy nhiên, khó khăn của HTX Dịch vụ nông nghiệp Quyết Thắng, xã Lộc Ninh cũng không nằm ngoài những khó khăn chung của một số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay là thiếu vốn, phương tiện sản xuất và vận chuyển cũng như thiếu kho bãi, rất mong được lãnh đạo liên minh HTX tỉnh và Nhà nước quan tâm có giải pháp hỗ trợ cho các hợp tác xã”. 
Việc phát triển mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” là một trong những hoạt động nhằm thực hiện “Chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, phát triển sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học” giai đoạn 2021-2025, do Tập đoàn Lộc Trời ký kết với Cục Bảo vệ thực vật, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các hoạt động trên địa bàn huyện Hồng Dân nói riêng và tỉnh Bạc Liêu nói chung là nằm trong khuôn khổ cam kết giữa Tập đoàn Lộc Trời với ngành nông nghiệp và Hội Nông dân các cấp trong tỉnh Bạc Liêu và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của bà con nông dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích; đồng thời còn góp phần thực hiện tốt các hoạt động “Cùng nông dân bảo vệ môi trường sinh thái” trong xây dựng nông thôn mới./.

TÙNG LÂM

Số lượt xem: 1414

  • Đại hội Hội Nông dân huyện Đông hải nhiệm kỳ 2023 - 2028
  • Phối hợp trao cầu giao thông nông thôn Phước Long
Bạc Liêu
Thứ 5   30-7-2020 14:11
31.4°
moderate rain

Feels like: 32.86°
Temp range: 31.4° - 31.4°

 

Thống kê truy cập
HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291. 3823.880   -   Fax: 0291.3823.880   -   Email: hndtbl@gmail.com
ipv6 ready