Hiện nay, lúa đang ở giai đoạn từ 40 đến 70 ngày tuổi. Thời gian gần đây do ảnh hưởng của thời tiết mưa- nắng bất thường. Từ đó, đã làm cho hơn 6.500 ha diện tích hè thu của nông dân nhiễm đạo ôn lá, diện tích lúa bị nhiễm bệnh chủ yếu đang ở giai đoạn từ 45 đến 55 ngày tuổi, trong đó diện tích cần phải phòng trừ là 4.500ha.
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Dân đã và đang chỉ đạo các xã, thị trấn vận động nông dân đồng loạt ra quân phun thuốc bảo vệ thực vật điều trị và phòng trừ bệnh đạo ôn lá theo phương pháp 4 đúng để đạt hiệu quả.
Vấn đề kỷ thuật:
1. Nguyên nhân gây bệnh: - Bệnh đạo ôn do nấm (Pyricularia Oryzae) gây ra. - Nấm gây bệnh có bào tử rất nhỏ, có khả năng phát tán và lây lan nhanh trong không khí, đất, nước, phân bón.
- Bệnh đạo ôn chủ yếu gây hại trên cây lúa, cũng có thể gây hại và bảo tồn trên các cây ký chủ phụ như: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chỉ,...
2. Đặc điểm và quy luật phát sinh của bệnh:
-Bệnh thường phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết mát mẽ, ẩm độ không khí cao, mưa nhỏ kéo dài, đêm và sáng sớm có sương mù.
-Điều kiện thích hợp bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng ở nhiệt độ từ 20 -28 oC, ẩm độ thích hợp từ 90 -100%.
-Nhiệt độ từ 8 - 300C nấm vẫn tồn tại và phát triển.
-Bệnh gây hại ở các bộ phận của cây lúa như: lá, thân, cổ lá, cổ bông, cổ gié, hạt
-Bệnh có khả năng gây hại trên tất cả các giống hiện đang gieo cấy hiện nay, bệnh gây hai nặng trên các giống nhiễm, các chân ruộng thâm canh bón thừa đạm, các chân ruộng có tầng canh tác mỏng, đất cát pha.
3. Tác hại của bệnh đạo ôn
-Bệnh đạo ôn là loại bệnh rất nguy hiểm, có khả năng phát sinh thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi.
-Giai đoạn mạ - đẻ nhánh: Bệnh gây hại nhẹ sẽ ảnh hưởng đến quang hợp của bộ lá. Nếu gây hại nặng lá lúa bị cháy rụi hoàn toàn và cây lúa không có khả năng phục hồi
-Giai đoạn lúa trỗ: bệnh gây hại sớm gây hiện tượng bông bạc, gây hại muộn sẽ gây hại gié và hạt ảnh hưởng đến quá trình vào chắc của hạt
4.Triệu chứng để nhận biết bệnh
Bệnh đạo ôn gây hại trên lá, trên thân, trên cổ bông, cổ gié và trên hạt, bệnh gây hại từ lúc lúa ở giai đoạn mạ đến cả khi trổ - chín, nghiêm trọng nhất là gây hại trên bông làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lúa về sau.
- Cách nhận biết bệnh:
+Trên lá: đầu tiên là những chấm nhỏ màu xám nhạt, mờ vết dầu, giữa vết bệnh xuất hiện một chấm màu nâu nhỏ bằng đầu kim, sau đó các vết bệnh phát triển thành hình thoi, giữa có màu xám tro, xung quanh có màu nâu đậm, vòng ngoài màu nâu vàng nhạt lúc này là vết bệnh điển hình của bệnh đạo ôn.
+Trong điều kiện ẩm ướt, các vết bệnh sẽ liên kết nhau tạo thành vết bệnh lớn làm toàn phiến lá cháy khô.
Trên cổ lá vết bệnh cũng tương tự như trên phiến lá.
+Trên đốt thân, cổ bông: vết bệnh đầu tiên là một chấm nhỏ màu nâu đen, rồi đến đen và lớn dần bao quanh đốt thân hoặc cổ bông làm lõm thắt lại khiến thân và cổ bông dễ bị gãy. Đặc biệt bệnh gây hại trên cổ bông sớm sẽ làm toàn bộ bông bị lép, nếu xuất hiện muộn trên cổ gié thì hạt dễ rụng và tỷ lệ hạt chắc cũng bị giảm mất 1 phần năng suất.
+Vết bệnh trên hạt: có hình tròn hoặc không rõ hình, có màu đen hoặc nâu đen, nấm ký sinh ở vỏ trấu hoặc ở cả bên trong hạt lúa vì vậy bệnh có thể tồn trử để lây truyền qua vụ sau.
+Do điều kiện đất đai, phân bón: trong điều kiện đất tốt nhất là đất bồi ven làng, bón phân không cân đối, bón thừa đạm trên đất cát hoặc đất có tầng canh tác mỏng thì bệnh càng phát triển mạnh, ruộng bị bệnh mà bị khô nước thì bệnh càng phát triển nhanh.
5.Biện pháp phòng trừ:
- Dùng giống kháng.
- Tránh bón tập trung nhiều đạm, nên bón rải ra ở các thời kỳ. Tùy theo đặc điểm của giống, chân đất mà bon phân cân đối, hợp lý, hạn chế bón thừa đạm giai đoạn cuối (thúc đòng).
- Quản lý nước hợp lý không nên để ruộng khô nước vào các giai đoạn lúa dễ mẫn cảm với bệnh.
- Khi bị nhiễm bệnh cần phun trừ bằng các thuốc đặc hiệu: Filia, Beam, Fujione,... (kết hợp giữ nước trong ruộng và ngưng bón đạm)
- Đối vơi bệnh đạo ôn cổ bông phải phun phòng trừ trước và sau trổ bằng thuốc Filia 25SE, Beam 75WP, Fujione 40ND,...
Châu Pha