null Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lúa ST24, ST25 ở huyện Hồng Dân

Tin hoạt động
Chủ nhật, 14/03/2021, 15:00
Màu chữ Cỡ chữ
Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lúa ST24, ST25 ở huyện Hồng Dân

Năm 2020, mô hình canh tác giống lúa ST 24, ST 25 trên vùng sản xuất tôm - lúa ở huyện Hồng Dân đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Phát huy kết quả này, ngành Nông nghiệp khuyến khích nông dân tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất lúa ST 24, ST 25 trong năm 2021. Theo đó, tổ chức sản xuất theo liên kết cộng đồng, hình thành chuỗi liên kết giá trị tiêu thụ lúa hàng hóa với quy mô lớn, ổn định, bền vững.     

​​​​​​​

Nông dân huyện Hồng Dân trúng đậm lúa ST24,ST25. Ảnh: Thái Hiệp

Sau khi thành công từ mô hình thí điểm canh tác 60 ha giống lúa ST 24, ST 25 trong vụ hè thu năm 2020, tỉnh Bạc Liêu có chủ trương và chỉ đạo ngành Nông nghiệp mở rộng lên 3.500ha cho vùng sản xuất lúa trên đất tôm phía Bắc Quốc lộ 1A. Trong đó, huyện Hồng Dân gần 1.600ha
Để mô hình đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đã tổ chức hơn 20 lớp tập huấn cho hơn 800 lượt nông dân về kỹ thuật cải tạo đất, gieo sạ, chăm sóc lúa và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là kỹ thuật rửa mặn - khâu quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình. Bên cạnh đó huyện cũng đã kêu gọi các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra để bà con an tâm sản xuất.
Nhằm khuyến khích nông dân sản xuất lúa ST 24, ST 25, tỉnh Bạc Liêu đã hỗ trợ cho những hộ tham gia mô hình, bao gồm 50% lúa giống, 500.000 đồng thuốc bảo vệ thực vật/ha. Với diện tích gần 1.600 ha được triển khai đã thúc đẩy nông dân tổ chức, phát triển sản xuất theo hình thức cộng đồng tổ hợp tác, hợp tác xã, hình thành chuỗi liên kết giá trị cung ứng và bao tiêu sản phẩm vùng sản xuất tôm - lúa theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới tạo dựng thương hiệu “Lúa thơm - tôm sạch”.Được biết, trong vụ mùa sản xuất năm 2020 huyện Hồng Dân đã được Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời ký kết bao tiêu 1.500ha và Công ty cổ phần gạo Ông Thọ 70ha
Ông Tô Phước Lợi, ấp Bình Lộc, xã Vĩnh Lộc A cho biết: “Qua sản xuất thí điểm cho thấy, giống lúa ST 24 phù hợp với mô hình canh tác lúa - tôm trên đồng đất huyện Hồng Dân nói chung, xã Vĩnh Lộc A nói rieng, không chỉ cho năng suất khá cao, mà giá cả cũng cao hơn so với các giống lúa khác. Gia đình tôi sẽ tiếp tục sản xuất giống lúa này cho những vụ sau”.
Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp, tổng chi phí sản xuất ruộng mô hình thấp hơn so với ruộng đại trà 1,7 triệu đồng/ha. Với năng suất ước đạt trung bình 6 tấn/ha sẽ đưa hiệu quả kinh tế ruộng mô hình cao hơn ruộng đại trà 4,7 triệu đồng/ha. Được biết, trong vụ mùa sản xuất năm 2020 huyện Hồng Dân đã được Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời ký kết bao tiêu 1.500ha và Công ty cổ phần gạo Ông Thọ 70ha
Có thể nói, sau gần một năm triển khai chương trình canh tác ở các vụ mùa, giống lúa ST 24, ST 25 đã thật sự bén rễ và thích ứng với đồng đất Hồng Dân. Hai giống lúa này được đánh giá có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, đặc biệt là khả năng chịu mặn, chịu phèn rất tốt, dễ canh tác. Với bản lá đứng đặc trưng của giống lúa cũng hạn chế được sâu cuốn lá gây hại nên rất thích hợp với mô hình canh tác và nhân rộng sản xuất trên vùng đất tôm ở  các xã thuộc vùng chuyển đổi của huyện. Năng suất lúa ST 24, ST 25 đạt từ 6 - 6,5 tấn/ha, sau khi thu hoạch cho lợi nhuận cao hơn 3 triệu đồng/ha so với  ruộng lúa thông thường.
Ông Nguyễn Chí Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Hồng Dân cho biết: “Hướng tới huyện sẽ  nhân rộng mô hình sản xuất lúa ST 24, ST 25, đặc biệt là đầu tư xây dựng các cánh đồng lớn để sản xuất 2 giống lúa này. Đồng thời kiến nghị Sở NN&PTNT hỗ trợ cho huyện xây dựng các mô hình chuỗi giá trị liên kết và các quy trình ASD chứng nhận cho con tôm, tiến đến xây dựng tôm sạch và gạo hữu cơ đế tăng giá trị sản xuất và thu nhập cho bà con nông dân”.
Với những thành công bước đầu, tỉnh có kế hoạch sẽ mở rộng diện tích sản xuất giống lúa ST 24, ST 25 ở cả 2 vùng sinh thái của huyện là vùng ngọt ổn định và vùng chuyển đổi trong thời gian tới.
Nhằm tiếp tục nhân rộng mô hình canh tác lúa ST 24, ST 25 trong thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn nông dân thực hiện áp dụng rộng rãi các biện pháp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp, từng bước hướng đến xây dựng thương hiệu “Lúa thơm - tôm sạch”. Ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ, giảm lượng giống, giảm chi phí sản xuất và tạo điều kiện tốt nhất cho nông dân sản xuất. Các ngành có liên quan và các xã, thị trấn thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân, xây dựng một hệ thống kết nối thu mua và bao tiêu sản phẩm ổn định, giúp cho nông dân an tâm sản xuất và đạt hiệu quả cao nhất. Phối hợp với các Công ty cung ứng  lúa giống trong và ngoài tỉnh tiếp tục cung cấp đủ giống lúa ST 24, ST 25 phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện trong năm 2021 và những năm tiếp theo...

                                                                          Lâm Thái Hiệp

Số lượt xem: 1443

Tin đã đưa
  • Đại hội Hội Nông dân huyện Đông hải nhiệm kỳ 2023 - 2028
  • Phối hợp trao cầu giao thông nông thôn Phước Long
Bạc Liêu
Thứ 5   30-7-2020 14:11
31.4°
moderate rain

Feels like: 32.86°
Temp range: 31.4° - 31.4°

 

Thống kê truy cập
HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291. 3823.880   -   Fax: 0291.3823.880   -   Email: hndtbl@gmail.com
ipv6 ready