Thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gồm 44 thành viên và Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có 10 thành viên; kiện toàn 8/8 Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã 113 thành viên.
Trên cơ sở đó,Huyện ủy đã ban hành 01 quyết định, 01 nghị quyết, 01 chương trình; Ủy ban nhân dân huyện ban hành 05 quyết định, 04 kế hoạch và nhiều văn bản có liên quan để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Song song đó, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể và các ngành chức năng có liên quan từ huyện đến cơ sở cũng đã tổ chức tuyên truyền trên 5.340 cuộc, với 8.000 lượt người tham dự; xây dựng được 21 cụm pano lớn và 192 pano nhỏ; 71 cổng chào, sửa chữa được 09 pano; phát hơn 15 ngàn tờ cam kết của hộ dân về thực hiện nông thôn mới; 765 bản áp phích, 365 sổ tay hệ thống văn bản xây dựng nông thôn mới .Bên cạnh đó còn lồng ghép cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tham gia thực hiện tích cực và có hiệu quả các chương trình góp phần xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra để tạo điều kiện cho lực lượng cán bộ của Ban chỉ đạo huyện và Ban chỉ đạo các xã nắm vững kiến Thức nghiệp vụ về XDNTM Huyện đã tham gia tập huấn do tỉnh tổ chức có 42 người tham dự. Ban Chỉ đạo huyện đã tổ chức 19 lớp tập huấn cho 8/8 xã và thành viên Ban Chỉ đạo huyện, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới cho cán bộ Ban quản lý xã và Ban phát triển các ấp, có 990 lượt người tham dự; tổ chức 02 đợt tham quan học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Ninh Bình, Kiên Giang.
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huện Hồng Dân đã xây dựng được 372 công trình, với chiều dài hơn 346km (trong đó lộ bê tông dài 246km, nguồn vốn đầu tư là 101,85 tỷ đồng; lộ đất đen dài 97km,nguồn vốn gần 42 tỷ đồng;và xây dựng hàng trăm cây cầu bê tông cốt thép theo chuẩn nông thôn mới, có tổng chiều dài gần 2.400m,, nguồn vốn đầu tư là 23,52 tỷ đồng). Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 8/8 xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Bên cạnh đó huyện cũng đã nâng cấp, xây dựng mới 218 công trình thủy lợi, thủy nông nội đồng, tổng kinh phí đầu tư là 44,32 tỷ đồng; hàng năm tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn được nâng dần lên đạt trên 98%; có 4/8 xã đạt về tiêu chí số 15; trên địa bàn huyện đã có 7/8 xã đạt tiêu chí về hạ tầng thương mại nông thôn; có 100% xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Tuy nhiên, về trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nhu cầu đọc sách, nghiên cứu chưa đáp ứng với thực tế cho người dân, có 7/8 xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông; có 8/8 xã đạt về tiêu chí về nhà ở dân cư.
Theo Ban chỉ đạo thực hiện chưng trình mục tiêu quốc gia về XDNTM của huyện cho biết, tổng vốn đầu tư cho thực hiện chương trình Quốc gia về XDNTM của huyện trong 10 năm qua là gần 915,5tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư phát triển: 1tỷ.372 triệu đồng; Vốn sự nghiệp là 4.tỷ 184 triệu đồng; Ngân sách của tỉnh gần 27tỷ đồng đồng; vốn trực tiếp từ Chương trình hơn 12 tỷ đồng; vốn lồng ghép gần 334 tỷ đồng; Vốn tín dụng: 502.tỷ đồng và vốn cộng đồng dân cư hơn 36 tỷ đồng. Đến nay toàn huyện hiện có 01 xã được UBND tỉnh công nhận đạt 19/19 tiêu chí là xã Ninh Qưới A; 01 xã đã hoàn thành các thủ tục đề nghị về trên công nhận xã NTM là xã Ninh Thạnh Lợi A; 02 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 04 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí.
Thời gian tới huyện Hồng Dân sẽ tập trung phát triển hệ thống giao thông nội đồng và giao thông nông thôn theo hướng tạo sự gắn kết, liên hoàn, thông suốt toàn mạng lưới, tăng khả năng lưu thông giữa các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến và với các thị trường. Tranh thủ các nguồn vốn, chương trình dự án để đầu tư giao thông nội đồng và giao thông nông thôn. Ưu tiên phát triển giao thông nông thôn các tuyến đường liên xã, đường giao thông nội đồng nhằm đảm bảo các phương tiện cơ giới hóa nông nghiệp và phương tiện vận chuyển nông sản đi lại thuận tiện.
Song song đó là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư, có lộ trình cụ thể hóa và triển khai thực hiện nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cụ thể hóa tiêu chí của Trung ương phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, bổ sung một số tiêu chí như đê bao, trạm bơm điện,… nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Trần Tiến