null
Huyện Hồng Dân trên bước đường tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng toàn diện và bền vững
Tin hoạt động
Thứ năm, 17/12/2020, 09:28
Màu chữ
Cỡ chữ
Huyện Hồng Dân trên bước đường tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng toàn diện và bền vững
Hiện nay huyện Hồng Dân đã và đang phát triển nền nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững và thích ứng với biến đối khí hậu là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu nhằm nâng cao đời sống người dân, là nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt cũng là mục tiêu lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thực hiện tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng huyện Hồng Dân trở thành Trung tâm sản xuất lúa, xuất khẩu gạo của tỉnh trong thời gian tới.
Huyện Hồng Dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.
Để thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững, huyện Hồng Dân sẽ giữ vững, ổn định hai vùng sản xuất gồm vùng ngọt ổn định và vùng chuyển đổi, đồng thời mở rộng và phát triển vùng chuyển đổi theo hướng luân canh cây lúa trên diện tích nuôi trồng thủy sản (mô hình tôm - lúa diện tích từ 23.000 - 25.000 ha/năm) lấy tôm sú, lúa chất lượng cao và lúa Một bụi đỏ làm trọng tâm. Thay đổi cơ cấu giống lúa phù hợp, quy hoạch vùng sản xuất lúa thương hiệu “Một bụi đỏ” theo đúng tiêu chuẩn, quy định, đảm bảo uy tín địa phương. Đồng thời phát triển chỉ dẫn địa lý gạo Một bụi đỏ của huyện; tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đến với các thị trường, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện.
Đối với vùng ngọt ổn định, phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao với diện tích 8.993ha phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng 300ha vùng nguyên liệu tập trung sản xuất giống trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của địa phương. Xây dựng vùng nguyên liệu trồng rau an toàn diện tích 20ha tại thị trấn Ngan Dừa và xã Ninh Quới A trên cơ sở áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGap) trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đến tay người tiêu dùng đảm bảo an toàn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Đối với lĩnh vực thủy sản, phát triển vùng lúa - tôm ổn định, đẩy mạnh nuôi tôm theo hướng tôm sạch; tiếp tục xác định tôm sú là giống chủ lực, kết hợp các loài thủy sản nước lợ có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, cua, cá bống tượng... Phấn đấu tăng sản lượng tôm đạt trên 23.400 tấn. Tiếp tục mở rộng sản xuất mô hình tôm sạch - lúa an toàn, tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường. Kêu gọi đầu tư các cơ sở thu mua, sơ chế các nguyên liệu thủy sản nhằm nâng cao giá trị sản xuất tại huyện. Lựa chọn, xây dựng các đề án, dự án nông nghiệp đối với các lĩnh vực thủy sản phù hợp với vùng ngọt ổn định và vùng chuyển đổi. Ưu tiên cho công tác ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chuyển giao nhân rộng cho nông dân các mô hình hiệu quả, giúp nông dân phát triển sản xuất theo nhu cầu thị trường, tạo vùng nguyên liệu bền vững.
Tái cơ cấu ngành nông nhiệp theo hướng phát triển hiệu quả, bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế cạnh tranh, vùng sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực tập trung có quy mô lớn, chất lượng sản phẩm cao gắn với công nghiệp chế biến. Tập trung xây dựng những vùng nguyên liệu có đủ điều kiện thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế một cách hiệu quả, bình đẳng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vào trong nông nghiệp đặc biệt là con tôm sú, lúa ngắn ngày chất lượng cao, lúa mùa Một bụi đỏ (đã được công nhận chỉ dẫn địa lý) đây là hai lợi thế lớn của địa phương có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Lồng ghép việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp vào chương trình xây dựng nông thôn mới trong đó trọng tâm là tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất góp phần giải quyết được 4 vấn đề lớn trong nông thôn là: Hộ nghèo, thu nhập, lao động và kinh tế tập thể.
Cùng với đó là đẩy mạnh sản xuất lúa, gạo chất lượng cao; xây dựng huyện trở thành trung tâm sản xuất lúa, xuất khẩu gạo của tỉnh. Tăng cường kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp trên địa bàn, nhất là đầu tư các công trình nhà máy, xí nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch, trọng tâm là chế biến lúa, gạo xuất khẩu; quan tâm chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng hiệu quả, bền vững, xem cây lúa là trọng tâm để phát triển, từ đó đối mới các loại giống có chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh cao để khuyến khích người dân sản xuất; trong đó tập trung các loại giống lúa cao sản, lúa thơm như: RVT, OM4900, ST24, ST25, Một bụi đỏ .. .gắn với bao tiêu đầu ra sản phẩm. Hình thành trung tâm sản xuất lúa giống của huyện. Vùng ngọt ổn định tập trung sản xuất 2 vụ lúa chất lượng cao, tạo thương hiệu sản phấm sạch, có năng suất, chất lượng, tính cạnh tranh và giá trị lớn, liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất lúa - gạo; vùng chuyển đổi mở rộng diện tích lúa trên đất tôm, trong đó lúa chất lượng cao và lúa Một bụi đỏ làm trọng tâm. Thay đổi cơ cấu giống lúa phù hợp, quy hoạch vùng sản xuất lúa thương hiệu “Một bụi đỏ ” theo đúng tiêu chuẩn, quy định, đảm bảo uy tín địa phương. Đồng thời phát triển chỉ dẫn địa lý gạo Một bụi đỏ của huyện.
Hoàn thiện, xây dựng mới hệ thống thủy lợi phục vụ canh tác lúa ở vùng ngọt ổn định, tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành các vùng nguyên liệu sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển, vận hành và bảo trì hệ thống thủy lợi, quản lý kết cấu hạ tầng nông thôn. Tăng cường đầu tư cho thủy lợi gắn kết với hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, nhất là các đối tượng chủ lực như tôm sú, cua biển, tôm càng xanh ở vùng chuyển đổi.
Bên cạnh đó vận hành hệ thống 28 cống phân ranh mặn, ngọt trên địa bàn huyện để phục vụ sản xuất và dân sinh trong vùng. Có chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao của huyện giai đoạn 2020 - 2025; xây dựng các cơ chế chính sách nhằm thực hiện phát triển nông nghiệp toàn diện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp gắn với phát triển trạm bơm điện, mạng lưới khuyến nông và kinh tế tập thể (Hợp tác xã, Tổ hợp tác)... Định hướng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là quan hệ đối tác bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm, góp phần giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Tập trung thu hút đầu tư, hỗ trợ xây dựng phát triển hệ thống vùng nguyên liệu các sản phâm chủ lực của huyện như lúa, tôm sú. Có chương trình cụ thể về chuyển giao khoa học kỹ thuật phù hợp đối với từng vùng sản xuất mặn, ngọt chú trọng vào mô hình lúa - tôm. Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi mô hình sản xuất nhỏ lẽ sang nền sản xuất tập trung; quyết tâm thay đổi tập quán canh tác, nâng cao trình độ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với phòng trừ dịch hại, bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế thích hợp và tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh phát triển hình thức kinh tế trang trại, nông trại gia đình theo hướng chuyên môn hóa, tập trung vào phát triển sản xuất một số loại cây, con, làm dịch vụ nông nghiệp và theo hướng sản xuất hàng hóa, khắc phục tình trạng sản xuất tự cấp tự túc của kinh tế hộ. Tuyên truyền, vận động xây dựng các HTX và Tổ hợp tác nông nghiệp mới trên cơ sở liên kết, hợp tác tự nguyện giữa các hộ, trang trại, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức. Coi trọng công tác cán bộ quản lý HTX nông nghiệp trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý điều hạnh và nghiệp vụ chuyên môn thông qua đào tạo, bồi dưỡng.
Đổi mới để nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại, tạo thuận lợi cho người làm nông nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Xây dựng mạng lưới tiêu thụ nông sản rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia.