Nông dân ứng dụng công nghệ vào sản xuất bún
Để duy trì và phát huy nghề làm bún truyền thống, những năm qua một số nông dân người dân tộc Khmer ở thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ phương thức sản xuất thủ công sang ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn; trong đó, gia đình chị Thị Lượng,ở ấp Trèm Trẹm là một ví dụ điển hình.

Ở thị trấn Ngan Dừa hiện nay có nhiều lò bún, nhưng nếu lò có quy mô như gia đình chị Thị Lượng thì chỉ có ít cơ sở. Chị cho biết nghề này ở xóm mình đã có từ nhiều đời nay, gia đình chị được ông bà, cha mẹ và người thân truyền lại cho từ nhỏ nên nghề làm bún, bánh phở đã trở thành cái nghiệpbén duyên, đang ngày càng ăn nên làm ra đối với chị. Trước đây, làm thủ công thì phải cần 6 nhân công mới ra được cả trăm kg bún và bánh phở thành phẩm trong một ngày. Nhưng mấy năm nay ứng dụng dây truyền công nghệ sản xuất bún và bánh phở với máy móc hiện đại, thì chỉ cần 2 lao động chính là đã hoàn toàn làm chủ được cả dây truyền sản xuất và cả các khâu làm bằng thủ công khác như ngâm gạo, đãi gạo, tiếp nước, tiếp gạo vào máy.... Còn đốt lò hơi nước, xay bột, quậy bột, hấp bánh bún và bánh đều do máy làm ra thành phẩm. Ngày xưa làm thủ công thì tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí cao mà chất lương và năng suất cũng không bằng làm máy như bây giờ. Do vậy, chất lượng bún và bánh phở của gia đình chị Lượng hiện nayđã ngày càng được nhiều người tiêu dùng và các quán ăn ưa chuộng.Nên trung bình mỗi ngày lò bún của chịcung cấp thấp nhất cũng hơn 200 kg bún và bánh phở cho các đầu mối tiêu thụ bán lẻ và các quán ăn. Tuy nhiên,theo kinh nghiệm gia truyền của gia đình chị thì để có sản phẩm bún và bánh phở ngon, chất lượng, an toàn thực phẩm thì cần phải có nguyên liệu gạo sạch, thơm ngon, nguồn nước và nơi sản xuất sạch sẽ, sản phẩm không pha chế chất bảo quản hay hóa chất độc hại. Chị Lượng cho biết, thấy làm thủ công rất vất vả và năng suất, chất lượng không cao, lợi nhuận thấp nên anh chị em trong gia đình mới cùng hợp tác lại và bản thân cũng thường xuyên đọc báo, xem đài và mạnh dạn đi học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi mua dây truyền công nghệ hiện đại về sản xuất. Với quyết tâm và nghị lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của người thân và Hội phụ nữ trên bước đường khởi nghiệp; vì vậy, bây giờ lò bún và bánh phở của gia đình chị Thị Lượng là cơ sở sản xuất nghề bún lớn nhất nhì ở các làng nghề truyền thống trong đồng bào người dân tộc Khmer của huyện.Sau khi trừ đi chi phí trong sản xuất thì mỗi tháng gia đình cũng có lợi nhuận vài chục triệu đồng. Làm ăn phát đạt, gia đình chị Thị Lượng cũng vừa xây dựng được nhà mới khang trang hơn trước và giúp đỡ bà con có hoàn cảnh khó khăn trong phun sóc.
Qua đó, còn góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng của thị trấn và giải quyết việc làm, nâng cao lợi nhuận cho nông dân; đồng thời duy trì, phát triển bền vững các làng nghề truyền thống nói chung, nghề làm bún truyền thống của đồng bào Khmer ở thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân nói riêng./.
Tùng Lâm