Huyện Hồng Dân có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 30.000ha, trong đó, có hơn 25.000 ha đất nuôi trồng thủy sản và mô hình sản xuất chủ lực là “lúa tôm”. Để phục vụ cho vụ tôm nuôi đầu năm nay, chính quyền và các cơ quan chuyên của huyện đang đồng hành cùng với nông dân thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất và sản lượng tôm nuôi.
Mô hình tôm-lúa ở Hồng Dân cho hiệu quả kinh tế cao.
Xác định mô hình sản xuất chủ lực là lúa tôm, ngay từ đầu UBND huyện Hồng Dân đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc xuống địa bàn các xã thực hiện công tác nghiệp vụ, hướng dân nông dân cải tạo đồng ruộng chuẩn bị tốt cho vụ mùa năm 2020. Để phụ vụ tốt yêu cầu sản xuất của người dân, ngoài việc tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống, thuốc thú y thủy sản, các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác quản lý khai thác sử dụng tốt các công trình thuỷ lợi, thường xuyên kiểm tra chất lượng nước trên các kênh kịp thời để hướng dẫn nông dân thả giống tôm nuôi kịp thời vụ. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tập huấn khuyến nông, khuyến cáo nông dân phát huy thực hiện các mô hình sản xuất bền vững. Đối với mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa, khuyến cáo nông dân thực hiện nuôi tôm 2 giai đoạn. Đây cũng là giải pháp giảm rũi ro đối với tôm nuôi theo mô hình quãng canh cải tiến trên địa bàn huyện.
Về vấn đề này ông Nguyễn văn Thới, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân, cho biết: “Ngay từ khi bắt tay vào vụ sản xuất, chúng tôi chỉ đạo cho ngành nông nghiệp bắt tay vào tập huấn khoa học kỹ thuật, cải tạo ao vuông, đặc biệt nhất là phương pháp nuôi tôm quảng canh. Cụ thể là năm 2020, chúng tôi chỉ đạo cho các xã 4 đến 5 mô hình nuôi tôm có hiệu quả cao và đạt năng suất sản lượng cao để nhân rộng trong toàn vùng. Qua đó để góp phần tăng năng suất sản lượng trên một đơn vị diện tích”.
Vụ tôm nuôi đầu năm 2020 này, nông dân vùng chuyển đổi của huyện Hồng Dân sẽ thả tôm nuôi hết 100% diện tích (khoảng 25.000 ha). Để đảm bảo cho sản xuất vụ mùa thắng lợi, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Hồng Dân đã phân công cán bộ kỹ thuật xuống điạ bàn, trực tiếp trao đổi, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào các khâu cải tạo vuông nuôi, ương gièo, xử lý nước, quản lý tôm nuôi theo từng giai đoạn.
Qua nhiều năm thực hiện mô hình luân canh tôm lúa, anh Từ Văn Xiêm, ở ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Lộc nhận thấy rằng nuôi tôm 2 giai đoạn là phương pháp tốt nhất. Khâu ương gièo giai đoạn đầu có tính quyết định đến hiệu quả của vụ nuôi. Khi thả ra ao nuôi, tôm giống đã được 20 ngày tuổi, đủ lớn nên tỷ lệ sống sẽ cao. Thông thường, đối với mô hình sản xuất luân canh tôm- lúa, vụ tôm nuôi bà con chỉ thả mật độ từ 2-3 con/ mét vuông và không cho thức ăn.
Về vấn đề này, anh Từ Văn Xiêm, ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Lộc cho biết:“Sau khi thu hoạch xong vvụ lúa –tôm của năm 2019 thì tôi chuẩn bị mọi điều kiện cho vụ nuôi tôm chính vụ của năm 2020. Trước tiên tôi chuẩn bị ao dèo để thả tôm con thời gian khoảng 20 ngày sau đó mới đưa sang vuông nuôi. Trong khi đó vuông nuôi đang còn góc rạ thì tôi tiến hành dùng máy cắt cỏ để cắt góc rạ. Sau đó bơm nước vào để cho góc rạ nổi lên thì rom góc rạ bỏ ra ngoài cho sạch vuông nuôi và tiến hành thả tôm đả dèo vào vuông nuôi”.
Có thể nói, hiện nay dân nông dân vùng chuyển đổi cuả huyện Hồng Dân đã mạnh dạn đầu tư và áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất một cách căn bản, biết tính toán và bố trí mùa vụ cho từng đối tượng, nuôi trồng hợp lý. Trên cơ sở quy hoạch từng tiểu vùng sản xuất, các ngành chức năng của huyện xây dụng kế hoạch và khuyến cáo nông dân gieo trồng, chăn nuôi theo lịch thời vụ. Tuy nhiên, đối với mô hình sản xuất luân canh tôm -lúa, nông dân cần tuân thủ thả tôm nuôi đúng lịch khuyến cao của cơ quan chuyên môn để đảm bảo cho vụ mùa sản xuất thuận lợi.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Quốc gia, tình hình thời tiết trong mùa khô năm 2020 sẽ diễn biến phức tạp, nắng nóng vào ban ngày và se lạnh vào ban đêm, ẩm độ không khí cao, xuất hiện một số cơn mưa trái vụ. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút phát triển và gây hại cho tôm nuôi. Mặt khác, theo dự báo của cơ quan chuyên môn tình hình xâm nhập mặn năm nay có năng xuất hiện sớm sẽ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của nông dân trên địa bàn huyện.
Về vấn đề này ông Nguyễn văn Thới, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân, cho biết thêm: “Để ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn, thực hiện theo kịch bản của UBND tỉnh, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch năm 2020. Đối với huyện Hồng Dân có 2 vùng sản xuất rõ rệt vùng mặn và ngọt. Riêng vùng mặn chuyên sản xuất lúa- tôm, vùng ngọt ổn định sản xuất 2 vụ lúa trên năm. Đối với vùng ngọt chúng tôi đã khép kín hệ thống cống phân ranh mặn ngọt để bảo vệ cho lúa Đông xuân và hệ thống sông rạch trong mùa khô năm nay. Còn đối với vùng chuyển đổi, xác định là nước mặn sẽ xâm nhập sâu, hiện nay cống âu thuyền Ninh Quới đã đi vào vận hành, nếu nước mặn quá cao chúng tôi sẽ điều tiết nước ngọt , pha loãng nước ngọt trong tam giác Ninh Quới, pha loãng vào vùng chuyển đổi thì độ mặn sẽ tương đối phù hợp. Nếu làm được vấn đề này thì năng suất sản lượng tôm sẽ cao hơn những năm trước đây”.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Hồng Dân xác định mô hình sản xuất luân canh tôm lúa là mô hình chủ lực. Để phụ vụ tốt yêu cầu sản xuất của người dân, các cơ quan chuyên môn Hồng Dân sẽ tiếp tục đầu tư, cải tạo hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng. Tập trung đầu tư nạo vét các tuyến kênh bị bồi lắng, tạo điều kiện cấp và thoát nước phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, dân sinh của nhân dân. Đẩy mạnh công tác tập huấn khuyến nông, khuyến ngư giúp nông dân sản xuất hiệu quả và bền vững./
Lâm Thái Hiệp