null Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cố gắng vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19

Tin hoạt động
Thứ năm, 24/06/2021, 15:32
Màu chữ Cỡ chữ
Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cố gắng vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19

Qua giới thiệu của Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Trạch Đông, chúng tôi đến tham quan mô hình làm kinh tế của anh Thạch Sà Riêng, nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi, ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông và được anh kể lại quá trình lao động của mình, phấn đấu đi lên bằng hai bàn tay trắng và nhờ ý chí, nỗ lực vượt khó, cộng với sự hỗ trợ của gia đình nên anh mới có được cơ ngơi tạm ổn định như ngày hôm nay.

Anh Thạch Sà Riêng, Nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông

Anh Thạch Sà Riêng cho biết: Sinh ra trong một gia đình nông dân, sau khi trưởng thành, lập gia đình ra riêng, với vốn liếng chỉ có mảnh đất 3.000 mét vuông cha mẹ cho và với kinh nghiệm của gia đình là chuyên trồng rau màu truyền thống ở địa phương, chỉ biết trồng các loại rau, cải tiêu thụ hằng ngày ở chợ xã, thu nhập chỉ đủ sống qua ngày, vì thế cuộc sống rất bấp bênh, vì tất cả chi tiêu chỉ trông chờ vào 3 công đất trồng rẫy của gia đình. Tuy nhiên, nhờ chí thú lao động, chịu khó học tập kinh nghiệm và tích cực tham dự các lớp tập huấn do Hội Nông dân xã tổ chức, mỗi năm anh canh tác 4 vụ rau màu, nên thu nhập có phần nâng lên, Và khi có những năm rau cải được mùa, thương lái đến tại rẫy thu mua với giá cả hợp lý, thu nhập có phần tương đối khá hơn, giúp anh mua sắm thêm được một số trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, nên đời sống gia đình có phần ổn định.
Trên địa bàn ấp Giồng Giữa B, đa phần là người dân tộc Khơmer sinh sống và nghề nghiệp chính là trồng rau màu, để cung cấp cho thị trường tại chợ Bạc Liêu. Vì thế, trong những năm gần đây, khi bước vào mùa sản xuất, đa số nông dân phải mua thêm rơm rạ để phục vụ cho việc trồng rẫy, nên có lúc rơm rạ trở nên khan hiếm, nguồn cung không đủ cầu, có thời điểm khi vào vụ thu hoạch lúa, người dân phải đi sang các xã bạn rất xa mới có nguồn rơm rạ đáp ứng nhu cầu trồng rẫy. Nhận thấy, đây là một nhu cầu không thể thiếu của nông dân và tự xét bản thân mình có thể tổ chức hoạt động trên lĩnh vực này, anh mạnh dạn vay vốn mua sắm xe tải nhẹ và đi thu mua rơm trên những cánh đồng các xã bạn. Kết quả là anh đã đoán đúng tình hình, nhu cầu rơm rạ của nông dân trồng rẫy ngày càng tăng, dịch vụ cung cấp rơm ngày càng phát triển, có năm anh phải cung cấp khoảng trên 20.000 cuộn rơm cho nông dân, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, anh còn kinh doanh thêm một số thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thông thường cho bà con nông dân khi cần thiết, tạo thêm nguồn thu nhập ổn định lúc nông nhàn. Được biết, với mô hình trồng rau cải, kinh doanh thêm một số thuốc BVTV và thu mua, vận chuyển rơm cho nông dân, mỗi năm anh thu nhập trên 300 triệu đồng.

Công việc trồng rẫy và cung cấp rơm đã mang lại cho anh một nguồn thu khá tốt, giúp cho anh có thêm nguồn vốn mở rộng tái đầu tư sản xuất, anh mua thêm 3.000 mét vuông đất rẫy và với kiến thức đã tích lũy được qua các lớp tập huấn, anh mạnh dạn đầu tư trồng Mít không hạt, đây là một loại giống mới, cho năng suất cao, rất thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng đất pha cát ở địa phương, cây sinh trưởng mạnh và rất nhẹ công chăm sóc, sau 3 năm  cây sẽ cho thu hoạch với năng suất và giá cả rất cao.

​​​​​​​

Anh Thạch Sà Riêng bên vườn Mít không hạt, đang phát triển khá tốt.

Tâm sự với chúng tôi, anh nói: Công việc sản xuất – kinh doanh đang có chiều hướng phát triển đi lên thì đầu năm 2020 đại dịch Covid-19 phát sinh và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta, từ đó đã gây rất nhiều khó khăn cho người nông dân (nói chung) và gia đình anh là một minh chứng thấy rõ. Anh cho biết: Từ những tháng đầu năm 2020 đến nay, công việc sản xuất đã bị chững lại vì giá cả các loại rau cải tiêu thụ rất chậm với số lượng rất hạn chế, có lúc rớt giá rất thấp, thậm chí có khi không tiêu thụ được phải nhổ bỏ. Dịch vụ cung ứng rơm rạ cũng hoạt động giảm rất nhiều, vì người trồng rẫy không có nhu cầu đặt hàng, do tạm thời ngưng sản xuất, tất cả các nguồn thu nhập hàng ngày đều giảm đáng kể, trong khi chi phí sinh hoạt không ngừng gia tăng, đây là giai đoạn thật sự khó khăn cho các hộ nông dân trồng rẫy ở địa phương anh.
Trước những khó khăn từ đại dịch Covid-19, Hội Nông dân xã đã kịp thời tuyên truyền đến các hộ dân trồng rẫy nên có kế hoạch sắp xếp lại sản xuất trong chừng mực nhu cầu của thị trường, không sản xuất đại trà như trước đây và tiếp tục tìm ra những loại giống rau màu mới, phù hợp với nhu cầu của thị trường, nhất là trồng các loại nông sản đạt tiêu chuẩn “sạch”, đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và chuyển hướng chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc sản xuất – kinh doanh các mặt hàng nông sản khác khi thị trường có nhu cầu.
Riêng anh Thạch Sà Riêng cho biết, với ý chí và nghị lực vươn lên của người nông dân, với điều kiện hiện có như hiện nay, anh sẽ cố gắng tìm tòi, học hỏi những cái mới, nghiên cứu những mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình để đưa vào thực hiện và quyết tâm cố gắng vượt qua những khó khăn tạm thời hiện nay, và anh mong rằng đại dịch Covid-19 sẽ nhanh chóng được Nhà nước chỉ đạo khống chế dập tắt, để người nông dân nhanh chóng trở lại trạng thái cuộc sống bình thường, chuyên tâm lao động sản xuất, làm ra những nông sản hàng hóa, cung cấp cho xã hội và làm giàu cho gia đình, góp phần phục vụ quê hương, đất nước./.

Ngô Minh

Số lượt xem: 473

  • Đại hội Hội Nông dân huyện Đông hải nhiệm kỳ 2023 - 2028
  • Phối hợp trao cầu giao thông nông thôn Phước Long
Bạc Liêu
Thứ 5   30-7-2020 14:11
31.4°
moderate rain

Feels like: 32.86°
Temp range: 31.4° - 31.4°

 

Thống kê truy cập
HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291. 3823.880   -   Fax: 0291.3823.880   -   Email: hndtbl@gmail.com
ipv6 ready