null Nông dân vùng chuyên đổi huyện hồng dân tạp trung chăm sóc trà lúa lắp lại trên đất nuôi tôm

Tin hoạt động
Thứ tư, 15/12/2021, 11:01
Màu chữ Cỡ chữ
Nông dân vùng chuyên đổi huyện hồng dân tạp trung chăm sóc trà lúa lắp lại trên đất nuôi tôm

Đến thời điểm này, nông dân vùng quy hoạch mô hình sản xuất luân canh lúa-tôm của huyện Hồng Dân đã xuống giống cơ bản dứt điểm hơn 24.700 ha lúa lắp vụ trên đất nuôi tôm gồm các giống lúa  như một bụi đỏ, ST24, ST25, OM18, Đài thơm 8, OM 5451, Lúa lai và một số giống khác. Hiện nay nông dân đang tập trung cao cho việc chăm sóc và thường xuyên thăm đồng theo dõi quá trình sinh trưởng của cây lúa để nếu có dấu hiệu sâu bệnh xảy ra có cách phòng, trị kịp thời, nhằm bảo vệ trà lúa phát triển tốt đến cuối vụ và đạt năng suất cao.

Vốn dĩ mô hình “ con tôm ôm cây lúa” ra đời từ kinh nghiệm của bà con nông dân. Và mô hình đầy tiềm năng này đã làm cuộc sống vùng nhiễm mặn  trở nên dễ thở hơn khi mỗi năm một hộ thu hoạch được 2 vụ tôm và 1 vụ lúa. Tuy không gọi là trúng đậm, bạc tỷ như mô hình nuôi tôm công nghiệp nhưng hoàn toàn có thể cải thiện cuộc sống. Ông Nông Văn Thạch, Giám đốc HTX Nông nghiệp, tổng hợp Ba Đình cho biết: “Mô hình lúa tôm được xem là mô hình mang tính bền vững. Sau khi bà con nuôi một vụ tôm thì hàm lượng chất dinh dưỡng trong vuông tôm rất cao, sau khi thu hoạch tôm sẽ gieo sạ lúa, lượng đạm đó sẽ cung cấp cho cây lúa, do đó, giúp cho nông dân hạn chế sử dụng phân bón, và ngược lại cây lúa sẽ giúp cho việc cải tạo lại ao đầm cho vụ nuôi tôm tiếp theo. Đồng thời, giữ cho nông dân có sản phẩm sạch sau thu hoạch, đảm bảo tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng”.

Năm nay, do có nhiều yếu tố thuận lợi, nhất là điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ mặn trên vuông thấp, lượng nước ngọt trên các trục kênh đảm bảo, đặc biệt là không xuất hiện triều cường dâng cao như vụ mùa năm trước. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho nông dân tập trung đẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa lắp trên đất nuôi tôm theo khung lịch thời vụ của ngành nông nghiệp. Hiện tại, phần lớn diện tích lúa lắp trên đất nuôi tôm của nông dân vùng chuyển đổi của huyện Hồng Dân đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển xanh tốt. Từ đầu vụ đến nay các trà lúa chưa có biểu hiện dịch hại nào đáng kể vì vậy nông dân cũng yên tâm sản xuất. Ông Đặng Văn Tức, ở ấp Lộ xe, xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân cho biết: “Vụ lúa lắp lại trên đất nuôi tôm của gia đình tôi ở vụ mùa này sử dụng giống lúa Đài Thơm 8, hiện nay lúa xuống giống được 35 ngày, lúa đang phát triển tốt và không nhiễm sâu bệnh, hiện nay tôi thường xuyên ra thăm đồng để chăm sóc lúa, nếu có dấu hiệu sâu bệnh sẽ phun thuốc kịp thời không lây lan sang diện rộng, nhằm đạt năng suất cao ở cuối vụ”.

Mô hình tôm - lúa đã áp dụng khá lâu trên đồng đất huyện Hồng Dân, và bà con nông dân cũng đã dày dặn kinh nghiệm trong canh tác, tuy nhiên đối với việc biến đổi khí hậu như hiện nay thì vấn đề dịch hại phát sinh không theo chu kỳ mà đôi khi sẽ có những dấu hiệu khó kiểm soát. Do đó nông dân phải hết sức cảnh giác, nên thường xuyên thăm đồng để phát hiện kịp thời có dấu hiệu sâu  bệnh rây hại xảy ra mà phòng trị đạt hiệu quả cao, bảo vệ trà lúa phát triển tốt đến cuối vụ. 
Từ khi có chủ trương mở rộng phát triển mô hình Lúa-Tôm được thực hiện ở huyện Hồng Dân, mà chủ yếu ở vùng chuyển đổi, thì mô hình này được thực hiện bài bản hơn. Cụ thể như việc triển khai mô hình đúng thời vụ, thu hút được nhiều nông dân tham gia, bên cạnh đó còn có các sở, ngành và chính quyền địa phương đồng hành cùng với bà con trong các khâu như hổ trợ kỹ thuật canh tác, tạo điều kiện cho nông dân thực hiện tốt mô hình. 

Kỹ thuật canh tác luôn đóng vai trò quan trọng trong khâu trồng trọt và chăm sóc cây lúa trên đất tôm. Để giúp cho nông dân thực hiện thắng lợi vụ lúa tôm này , ngay từ khi nông dân bắt tay vào cải tạo mặt ruộng để gieo sạ, ngành Nông nghiệp huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất mô hình tôm lúa cho nông dân, hướng dẫn cách phòng trừ dịch bệnh trên tôm trên lúa để cho bà con canh tác đạt vụ mùa lúa tôm thắng lợi. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp cũng đã triển khai kế hoạch nạo vét 30 con kênh cấp 3 vượt cấp, có tổng chiều dài hơn 45km. Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi diễn biến độ mặn của nguồn nước và gửi lịch điều tiết nước của sở NN-PTNT cho các xã vùng chuyển đổi để người dân biết để  chủ động nguồn nước kịp thời.

Những buổi tập huấn ở thời điểm đầu vụ luôn nhận được sự tham gia nhiệt tình của bà con nông dân. Đa phần bà con ở vùng chuyển đổi đều tập trung mọi điều kiện để chuẩn bị cho việc gieo sạ đầu vụ, cho nên nhu cầu về thông tin, kiến thức nuôi trồng vẫn là nội dung chính cho những buổi tập huấn. Cách thức canh tác không thể bỏ qua khâu cải tạo ao đầm, xử lý mầm bệnh,  khôi phục cơ sở hạ tầng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xuống giống…

Ông Võ Minh Huy, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Dân cho biết: “Năm nay diện tích lúa tôm của huyện ở vùng chuyển đổi, nông dân xuống giống hơn 24.700 ha, hiện nay lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đồng, các giống lúa được nông dân sử dụng là ST24, ST25, Đài thơm 8, OM18, F lai. Hiện tại lúa đang phát triển tốt, tuy nhiên ở thời điểm này, thời tiết đang chuyển mùa, đặc biệt là nhiệt độ ngày và đêm cao, do đó dể phát sinh một số loại dịch hại, chủ yếu là đạo ôn, vàng lùn, do đó phòng nông nghiệp đã thông báo, dự báo tình hình dịch bệnh trên trà lúa trên đất tôm trong tháng 11 đến người dân, để bà con có sự chủ động phòng trị khi dịch bệnh có thể xảy ra. Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn các xã vùng chuyển đổi để tập huấn kỹ thuật cho nông dân”.

Qua thực tế cho thấy, thời gian qua Ngành nông nghiệp huyện đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng chuyên môn của tỉnh làm tốt công tác thông báo, dự báo tình hình thời tiết, dịch bệnh, công tác điều tiết nước để nông dân chủ động trong sản xuất. Tăng cường mở các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ hướng dẫn nông dân những kiến thức mới về kỹ thuật canh tác lúa trên đất nuôi tôm, nhất là quy trình chăm sóc lúa giảm chi phí, tăng năng suất trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp trên thị trường tăng cao. Tuy nhiên còn một vấn đề quan trọng không kém đó là cần thiết  chủ động tìm đầu mối liên kết để mở rộng thị trường đầu ra sản lượng lúa của nông dân khi thu hoạch, tránh tình trạng “ được mùa rớt giá”, gây khó khăn đến đời sống của nông dân trong thời gian dài ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19.

                                                                   LâmThái Hiệp

Số lượt xem: 688

  • Đại hội Hội Nông dân huyện Đông hải nhiệm kỳ 2023 - 2028
  • Phối hợp trao cầu giao thông nông thôn Phước Long
Bạc Liêu
Thứ 5   30-7-2020 14:11
31.4°
moderate rain

Feels like: 32.86°
Temp range: 31.4° - 31.4°

 

Thống kê truy cập
HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291. 3823.880   -   Fax: 0291.3823.880   -   Email: hndtbl@gmail.com
ipv6 ready