null Nông dân xã Vĩnh Mỹ A thực hiện mô hình sản xuất mới, cho thu nhập cao và bền vững

Tin hoạt động
Thứ bảy, 09/01/2021, 14:05
Màu chữ Cỡ chữ
Nông dân xã Vĩnh Mỹ A thực hiện mô hình sản xuất mới, cho thu nhập cao và bền vững

Trong những năm gần đây, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi do Hội Nông dân huyện Hòa Bình phát động đã thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân đăng ký tham gia thực hiện. Với phương châm “Nhà nhà thi đua, Người người thi đua” trên nhiều lĩnh vực về sản xuất và đời sống đã thúc đẩy nền kinh tế - văn hóa xã hội địa phương có bước phát triển khá rõ nét, đời sống nông dân từng bước được nâng lên, chung tay đóng góp xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, chỉnh trang xây dựng lại nhà ở theo mô hình xanh – sạch – đẹp, lắp đặt đèn chiếu sáng các khu dân cư, tạo nên cảnh quang sạch sẽ, đẹp mắt và đạt tiêu chí vệ sinh môi trường, tạo nên một môi trường thân thiện.
Hội Nông dân xã Vĩnh Mỹ A đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và với sự chỉ đạo của Hội cấp trên cùng với sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể cùng cấp, tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên nông dân phát huy nội lực, tranh thủ các kiến thức được tập huấn và lòng nhiệt tình trao đổi kinh nghiệm của những nông dân sản xuất giỏi, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào chăn nuôi, sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, tăng thêm nguồn thu nhập.

​​​​​​​

Trang trại nuôi Lươn của anh Lê Văn Hột, ấp Xóm Lớn A, xã Vĩnh Mỹ A

Đi đầu trong phong trào này có thể nói đến anh Lê Văn Hột, ngụ ấp Xóm Lớn, xã Vĩnh Mỹ A. Trong những năm thập niên 1990, anh đầu tư nuôi cá kèo, nhưng hiệu quả khá bấp bênh, cá dễ bị nhiễm bệnh chậm lớn, tỷ lệ thất thoát cao, giá cả tiêu thụ lại không ổn định, có năm không lãi, thậm chí bị thua lỗ nặng. Sau khi nghiên cứu một số nơi trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và thử nghiệm mô hình nuôi Lươn không bùn trên bể cạn, thấy có triển vọng nên năm 2019 anh đầu tư nuôi 60 ao Lươn với mức đầu tư gần 2 tỷ đồng. Đầu năm 2020, anh thu hoạch 30 ao được trên 10 tấn Lươn thịt với giá bán 190.000/ký với tổng thu trên 1,250 tỷ đồng, trừ chi phí 750 triệu, anh còn thu nhập trên 1,250 triệu đồng. Với thành công nêu trên, đầu năm 2021, anh tiếp tục đầu tư xây dựng thêm ao nuôi Lươn với dự kiến khoảng 170 ao nuôi Lươn và dự kiến sẽ nuôi cho Lươn đẻ để bán giống cho nông dân ở các nơi có nhu cầu thực hiện mô hình nầy.
Với tính chịu khó học hỏi và mạnh dạn thay đổi phương án sản xuất, anh Quách Văn BuôL, ngụ tại ấp Xóm Lớn cũng nhanh nhạy thực hiện mô hình nuôi Lươn. Bước đầu anh thả nuôi 2.000 con Lươn giống, sau 10 tháng anh thu hoạch được 400 ký với giá bán 180.000/ký, sau khi trừ chi phí, anh thu lợi nhuận được trên 45 triệu đồng.
Riêng anh Lý Quốc Việt, ngụ ấp Huy Hết, thì đang thực hiện mô hình nuôi thử nghiệm cá Đối mục trên diện tích 5.000 mét vuông, đàn cá đang phát triển khá tốt, có con đã đạt khoảng từ 400 – 500gram/con, triển vọng sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao và sẽ được anh giới thiệu cho Hội Nông dân xã nhân rộng điển hình mô hình nầy cho nông dân các ấp khác có điều kiện cùng thực hiện mô hình để có đủ lượng cá cung ứng cho đối tác đến hợp đồng mua bán, vì hiện nay thị trường tiêu thụ đang cần loại cá này để cung ứng cho thị trường các nơi trong và ngoài tỉnh với số lượng lớn.

Mô hình cá Đối mục

Còn anh Trương Hoàng Văn, ngụ ấp Xóm Lớn thì tiếp cận được mô hình nuôi cá Chạch Lấu từ những thông tin được học hỏi qua việc tiếp cận với mạng Internet và trao đổi với bạn bè. Hiện nay anh đang nuôi thử nghiệm trên diện tích 2.000 mét vuông. Hiện nay cá đang tăng trưởng tốt, có con đạt gần 500gram, dự đoán sẽ cho thu hoạch đạt kết quả cao.
Tại ấp Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Mỹ A cũng có anh Đỗ Minh Hải, với diện tích 4 bể nuôi (khoảng 5.000 mét vuông) anh thả nuôi cá Lóc. Sau thời gian 10 tháng, anh thu hoạch được 16 tấn, với giá thành là 30.000 đồng/ký, anh thu nhập được trên 480 triệu và sau khi trừ chi phí 270 triệu đồng, anh còn thu nhập 210 triệu đồng, đây là mức thu nhập rất cao so với sản xuất nông nghiệp đơn thuần như trồng lúa hàng năm.
Đến ấp 15 A, xã Vĩnh Mỹ A, chúng tôi được giới thiệu về mô hình nuôi Dê của hộ anh Nguyễn Văn Dũng. Do không có đất canh tác thủy sản nên anh nghiên cứu thực hiện mô hình nuôi Dê sinh sản. Đầu tiên anh chỉ có vốn mua 4 con Dê để nuôi, sau 3 năm, số lượng đàn Dê của anh đã phát triển được 61 con. Vừa qua, anh đã xuất chuồng bán được 50 con, mỗi con có giá 2,5 triệu đồng, mang lại nguồn thu nhập 125 triệu đồng. Anh cho biết, do thức ăn cho Dê chính là những loại cây cỏ có rất nhiều ở địa phương nên anh chỉ ra công đi chặt mang về cho Dê ăn, nên không tốn chi phí gì nhiều.

Mô hình nuôi Dê sinh sản nhốt chuồng

Từ những thành công các mô hình nêu trên, Hội Nông dân xã đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm hỗ trợ đến những hộ nông dân đang thực hiện mô hình khi họ có nhu cầu, đặc biệt là hỗ trợ vấn đề về bảo vệ an ninh trong khu vực nuôi, tránh kẻ gian trộm cắp, phá hoại. Bên cạnh, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục liên hệ phối hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện để tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, nhân rộng điển hình những mô hình đạt hiệu quả, nhằm đáp ứng những nhu cầu sản xuất của nông dân, giúp hội viên nông dân vươn lên trong sản xuất, chăn nuôi và làm giàu bền vững./.

   Đỗ Hoàng Mai
 Chủ tịch HND xã

Số lượt xem: 419

  • Đại hội Hội Nông dân huyện Đông hải nhiệm kỳ 2023 - 2028
  • Phối hợp trao cầu giao thông nông thôn Phước Long
Bạc Liêu
Thứ 5   30-7-2020 14:11
31.4°
moderate rain

Feels like: 32.86°
Temp range: 31.4° - 31.4°

 

Thống kê truy cập
HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291. 3823.880   -   Fax: 0291.3823.880   -   Email: hndtbl@gmail.com
ipv6 ready