null Tình hình sản xuất ở vùng chuyển đổi của huyện hồng dân hiện nay

Tin hoạt động
Thứ ba, 08/09/2020, 10:21
Màu chữ Cỡ chữ
Tình hình sản xuất ở vùng chuyển đổi của huyện hồng dân hiện nay

Huyện Hồng Dân có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 30.000ha, trong đó, có 25.000 ha đất sản xuất luân canh  tôm lúa. Để phục vụ cho sản xuất vụ mùa năm 2020, chính quyền và các cơ quan chuyên môn của huyện đang đồng hành với nông dân thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng  một diện tích đất canh tác.


Nông dân vùng chuyển đổi thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Thái Hiệp.

Đối với vùng chuyện đổi của huyện Hồng Dân, nông dân sản xuất với 2 đối tượng chính là tôm và lúa. Hàng năm, UBND huyện luôn có kế hoạch chỉ  đạo các  cơ quan chuyên môn và chính  quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ giúp nông dân thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất. Để phục vụ tốt yêu cầu sản xuất của người dân, ngay từ đầu năm 2020 này, ngành nông nghiệp huyện đã phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác quản lý khai thác sử dụng tốt các công trình thuỷ lợi, thường xuyên kiểm tra chất lượng nước trên các kênh kịp thời để hướng dẫn nông dân thả giống tôm nuôi kịp thời vụ. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tập huấn khuyến nông, khuyến cáo nông dân thực hiện nuôi tôm 2 giai đoạn. Đây cũng là giải pháp giảm rủi ro đối với tôm nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện. Đến thời điểm này, nông dân vùng chuyển đổi của huyện đã thu hoạch gần xong vụ tôm nuôi đầu năm 2020, năng xuất đạt  từ 300-500 kg/ha/.
Ông Nguyễn văn Thới, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân, cho biết: “Trong vụ nuôi tôm năm nay có nhiều thuận lợi hơn so với các năm trước, lý do là cống Âu Thuyền Ninh Quới đi vào vận hành, do đó việc điều tiết nước cho vùng chuyển đổi rất thuận lợi. Cho nên 2 vụ tôm của năm nay năng suất đạt khá cao. Đặc biệt năm nay bà con nông dân thả nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm càng xanh, cua biển cũng đem lại hiệu quả cao. Nhưng trong đó con tôm sú vẫn giữ vai trò chủ lực. Trong 2 vụ tôm năm nay, tuy gía tôm có sụt giảm hơn so với các năm trước, nhưng nhìn chung người nuôi tôm vẫn có lãi”
Để đảm bảo sản xuất vụ luá trên  đất tôm, hiện nay UBND huyện Hồng Dân tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương mở các lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp sản xuất theo lịch thời vụ. Đặc biệt ở vụ  màu năm nay, ngành nông nghiệp huyện đã phổ biến nhân rộng giống lúa ST 24 và ST25, là 2 giống lúa chất lượng cao, hy vọng sẽ mang nhiều lợi nhuận cho nông dân.
Theo kế hoạch của huyện Hồng Dân, trong vụ lúa trên đất tôm năm này, nông dân sẽ  gieo sạ lúa hết 100% diện tích (khoảng 25.000 ha). Để đảm bảo cho sản xuất vụ mùa thắng lợi, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật  Nông nghiệp huyện Hồng Dân đã phân công cán bộ kỹ thuật xuống điạ bàn, trực tiếp trao đổi, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào các khâu cải tạo đất,  xử lý nước, chuẩn bị xuống giống theo lịch thời vụ.
Về vấn đề này ông Nguyễn Chí Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Hồng Dân cho biết: “Để thực hiện việc sản xuất lúa trên đất tôm đạt hiệu quả điều quan trọng nhất là bà con nông dân phải rửa mặn vuông tôm một cách triệt để. Bên cạnh đó cần gia cố bờ bao sau đó sử dụng nước ngọt để rửa mặn trước khi xuống giống khoảng 25 ngày là tốt nhất. Năm nay huyện có chủ trương đưa giống lúa ST 25 vào sản xuất, và ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân nên sử dụng giống lúa cấp xác nhận để thích nghi với vùng đất ở địa phương và có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt”.
Có thể nói, hiện nay nông dân vùng chuyển đổi cuả huyện  Hồng Dân đã cơ bản nắm vững quy trình sản xuất luân canh tôm lúa.Tuy nhiên, đối với  vụ luá trên  đất tôm,  nông dân cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất.
Tin vui đối với nông dân huyện Hồng Dân ở vụ mùa năm nay là  huyện đã thực hiện mô hình liên kết  thí điểm giống lúa ST24 trên tổng diện tích là 500ha. Ở mô hình liên kết này, nông dân được Nhà nước hỗ trợ 50% giống và Công ty trợ một phần thuốc bảo vệ thực vât và bao tiêu luá hàng hóa do nông dân làm ra với giá thỏa thuận.
Về vấn đề này Kỹ sư Trần Sô Van, Đại diện Chi Nhánh Công ty Bảo Vệ thực vật An Giang tại Sóc Trăng, cho biết: “Khi bà con tham gia thực hiện mô hình liên kết bà con có nhiều thuận lợi như: được bao tiêu sản phẩm sau khi thu hoạch, đồng thời được công ty đối ứng giống 50% do công ty chi tiền ra để mua giống. Gía giống lúa ST 24 hiện nay là 9.000đ/1kg. Bên cạnh đó bà con còn được bao tiêu giá do công ty đưa ra là 6.500đ/1kg. Nếu trong thời điểm chốt giá từ 7 đến 10 ngày mà giá lúa bên ngoài thị trường có lên từ 200đ đến 1.000đ/1kg thì khi đó bà con nông dân sẽ chia đôi phần chênh lệch này với công ty là 50%. Ngoài ra trong quá trình thực hiện mô hình liên kết này với công ty, bà con sẽ được các kỹ thuật viên của công ty song hành từ khi xuống giống đến khi thu hoạch”.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Hồng Dân xác định mô hình sản xuất luân canh tôm lúa là mô hình chủ lực. Để phục vụ tốt yêu cầu sản xuất của người dân, các cơ quan chuyên môn Hồng Dân sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, cải tạo hệ thống thủy lợi, thủy nông  nội đồng. Tập trung đầu tư nạo vét các tuyến kênh bị bồi lắng, tạo điều kiện cấp và thoát nước phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, dân sinh của nhân dân. Đẩy mạnh công tác tập huấn khuyến nông, khuyến ngư giúp nông dân sản xuất hiệu quả và bền vững./

Lâm Thái Hiệp

Số lượt xem: 552

  • Đại hội Hội Nông dân huyện Đông hải nhiệm kỳ 2023 - 2028
  • Phối hợp trao cầu giao thông nông thôn Phước Long
Bạc Liêu
Thứ 5   30-7-2020 14:11
31.4°
moderate rain

Feels like: 32.86°
Temp range: 31.4° - 31.4°

 

Thống kê truy cập
HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0291. 3823.880   -   Fax: 0291.3823.880   -   Email: hndtbl@gmail.com
ipv6 ready