Xác định được tầm quan trọng của phong trào “Dân vận khéo” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, Thực tế trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Hội Nông dân các cấp đã tổ chức hiện phong trào đạt được nhiều kết quả tốt, chủ động nghiên cứu triển khai, tham mưu đưa nội dung ”Dân vận khéo” vào kế hoạch chỉ đạo phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội Nông dân Việt Nam, của Ban Dân vận Tỉnh ủy tập trung thực hiện Chỉ thị số 37, ngày 19/5/2014 về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” và thực hiện “Ngày Dân vận khéo” vào ngày 15 hàng tháng trên địa bàn tỉnh. Kết luận số 151 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 37. Theo đó, định kỳ hằng năm Hội Nông dân huyện, thị thành phố phối hợp với BCĐ chọn một xã để chỉ đạo tổ chức thực hiện toàn diện các mặt công tác; mỗi huyện, thị, thành phố chọn 01 xã; mỗi xã chủ động chọn 01 ấp tổ chức thực hiện“Năm Dân vận khéo”. Trọng tâm là tập trung vào các hoạt động xây dựng Hội vững mạnh, phát triển nông thôn mới, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu an sinh xã hội và xây dựng các mô hình “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” ...
Thời gian qua thực hiện chương trình công tác “Dân vận khéo” Hội Nông dân các cấp thể hiện vai trò nổi bật của mình trong phối hợp thực hiện các công trình, phần việc như: sửa chữa tuyến đường giao thông, xây dựng cầu, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoạn kết, nhà tình thương, mái ấm công đoàn, mái ấm nông dân, nhà nhân ái, tặng quà cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, trao phương tiện hỗ trợ hộ nghèo... Các mô hình phong trào của HND cụ thể HND huyện Hồng Dân đã có nhiểu khởi sắc xây dựng nhiều mô hình “vườn xanh - nhà xanh, sạch, đẹp”, mô hình vận động nông dân làm giao thông nông thôn, nâng cấp lộ đất đen, làm bờ kè chống sạt lỡ, dậm vá lộ nhựa ở huyện Phước Long, Đông Hải; mô hình nông dân “Hiến đất làm lộ nông thôn để xây dựng nông thôn mới” ở Phước Long, Giá Rai…; mô hình gia đình hội viên nông dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; thực hiện qui ước khu dân cư, mô hình “Tổ tự quản dòng tộc trong đồng bào dân tộc thiểu số”; mô hình “Tổ hòa giải lưu động tại địa bàn dân cư”, mô hình “Gia đình hội viên đăng ký không vi phạm trật tự an toàn giao thông; thực hiện nếp sống văn minh”;...
Qua kết quả trên, có thể thấy việc xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” đã mang lại hiệu quả tốt nhất là phát huy rất có hiệu quả vai trò của CB, hội viên nông dân trong quá trình tham gia tổ chức thực hiện, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức, chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của hội viên, nông dân, huy động được nhiều nguồn lực tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Định hướng sắp tới nhằm tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Hội Nông dân các cấp tiếp tục tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tổ chức thực hiện phong trào và xây dựng các mô hình đạt hiệu quả hơn; phong trào thi đua tập trung hướng về cơ sở quan tâm công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, hội viên trong xây dựng và thực hiện. Với phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Từ đó, đã tạo được sự đồng thuận của hội viên và nông dân, khuyến khích, động viên mọi người tham gia đóng góp ngày càng tích cực hiệu quả. Tiếp tục nghiên cứu hỗ trộ Hội Nông dân cơ sở xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình đa dạng góp phần giải quyết những vấn đề bức thiết trong cuộc sống đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân.
Điều quan trọng nữa là, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân trong thời kỳ mới có kiến thức, trình độ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn, sâu sát, tận tụy, trách nhiệm, gương mẫu có vai trò và khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời chú trọng việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, nhân rộng các mô hình, điển hình có sức lan tỏa lớn trong đời sống xã hội, góp phần cổ vũ, động viên tạo động lực mới để cán bộ, hội viên hăng hái thi đua, tham gia làm tốt công tác “Dân vận khéo” phát huy phong trào thi đua yêu nước tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa bàn dân cư ngày càng bền vững.
LAN NGỌC (BDV TU)